Kế hoạch Cấp nước an toàn được xác định là chương trình mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty và đã được Ủy Ban Nhân dân Thành phố chính thức phê duyệt ban hành vào tháng 08/2013 hướng để đến sự phối hợp tổng thể và xuyên suốt của các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị có liên quan trong việc đảm bảo hoạt động cung cấp nước sạch và an toàn. 

        Kế hoạch Cấp nước an toàn của Tổng Công ty được thực hiện thông qua 11 hợp phần (module) theo hướng dẫn của WHO, trong đó những công tác chính bao gồm:

  • Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng đội ngũ thực hiện cấp nước an toàn.

  • Mô tả, cập nhật hiện trạng hệ thống cấp nước.

  • Xác định và phân tích, đánh giá các mối nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trên toàn bộ hệ thống cấp nước.

  • Đề ra các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và lập kế hoạch triển khai thực hiện.

  • Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro.

  • Xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý cho các hệ thống cấp nước, các quy trình ứng phó xử lý chủ động với đối với các sự cố, tình huống khẩn cấp xảy ra trên hệ thống cấp nước.

  • Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn cấp nước.

  • Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện để đảm bảo Kế hoạch Cấp nước an toàn đang được thực hiện hiệu quả.

  • Rà soát, cập nhật định kỳ cập nhật, nâng cấp kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế và nâng cao hiệu quả thực hiện.dit nhau

        Thông qua việc thực hiện Kế hoạch Cấp nước an toàn, Tổng Công ty kiểm soát chặt chẽ các mối nguy, chủ động ứng phó với các sự cố có thể xảy ra trên hệ thống cấp nước, góp phần nâng cao chất lượng nước sạch và đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục. Trong đó, những công tác đã thực hiện và các kết quả nổi bật đạt được như sau:

  • Tổng Công ty đã trang bị hệ thống giám sát chất lượng nước liên tục (online) chất lượng nước thô và chất lượng nước sạch, luôn được kiểm soát chặt chẽ và đáp ứng theo Quy chuẩn.  Nhờ đó, một số chỉ tiêu chất lượng nước sạch đã được nâng lên ở mức khắt khe hơn so với Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT như: pH, độ đục, sắt, mangan, v.v.

  • Có phương án phối hợp với các đơn vị quản lý hồ đầu nguồn nên kiểm soát tốt tình nhiễm mặn trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, không để xảy ra sự cố nhiễm mặn vượt mức cho phép. Các giải pháp tối ưu hóa quy trình công nghệ xử lý nước, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới đã được triển khai thực hiện theo kế hoạch cấp nước an toàn. Đến nay, các biện pháp sử dụng PAC làm chất keo tụ thay phèn nhôm, tối ưu hóa việc quá trình tiền chlorine hóa đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần ổn định và từng bước nâng cao được chất lượng nước sạch.

  • Về dài hạn, Kế hoạch Cấp nước an toàn đã xác định được các biện pháp quản lý, khai thác bền vững, đảm bảo an toàn nguồn nước; phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý nước mới; hạn chế phát sinh các sản phẩm phụ khử trùng và cải thiện nâng cao chất lượng nước như: công nghệ lọc sinh học tiếp xúc ngược dòng (U-BCF), công nghệ oxy hóa sử dụng Ozone hoặc KMnO4 thay cho chlorine, v.v.

  • Các nhà máy nước chủ động tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống xử lý nước, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị thường xuyên, dự phòng hóa chất, nguyên vật liệu xử lý nước cũng như máy móc thiết bị đúng quy định. Tăng cường năng lực, hiện đại hóa hệ thống quản lý vận hành như: đầu tư trang bị hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) tại Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp; các giải pháp cải tạo hệ thống xử lý nước hiện hữu (cải tạo các bể lọc bằng công nghệ đan lọc Leopold, cải tạo hệ thống thu bùn bằng công nghệ tự động cho các bể lắng, v.v.)

  • Đối với mạng lưới cấp nước, quy mô lớn, được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử nay bộc lộ nhiều bất cập: cấu trúc chưa tối ưu, ống cũ mục nhiều, tỷ lệ thất thoát nước cao, áp lực nước chưa đồng đều. Bên cạnh đó các rủi ro bên ngoài tác động lên mạng lưới cấp nước khá nghiêm trọng như xì bể ống do xâm phạm hành lang an toàn tuyến ống, giao cắt với công trình ngầm, v.v.

        Thông qua viêc triển khai thực hiện Kế hoạch Cấp nước an toàn, Tổng Công ty cũng chủ động hơn và có khả năng ứng phó nhanh chóng với các sự cố, hạn chế tối đa những sự cố tác động đến hệ thống cấp nước. Các kịch bản sự cố được xây dựng sẵn nhằm ứng phó chủ động và kịp thời khi sự cố xảy ra, bao gồm việc xây dựng phương án xử lý, phân công thực hiện, chuẩn bị vật tư, thiết bị và quy trình phối hợp, thông tin, báo cáo. Để  đảm bảo cung cấp nước, đặc biệt là khi xảy các sự cố, Tổng Công ty đã xây dựng và luôn sẵn sàng thực hiện các phương án cấp nước khẩn cấp như: điều tiết mạng lưới cấp nước, cấp nước bằng xe bồn và hiện đang hoàn thiện phương án đảm bảo an toàn cấp nước thông qua các hệ thống giếng lẻ. Cùng với sự chủ động của các đơn vị, những phương án này đã phát huy tác dụng đối với một số sự cố xảy ra trong năm 2013 (tiêu biểu như: sự cố nhà thầu thi công nút giao Tân Vạn gây vỡ ống nước D600m và sự cố lưới điện Quốc gia 500kV gây mất điện trên diện rộng), giúp cho Tổng Công ty đảm bảo được việc cung cấp nước sạch trong sự cố cũng như nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất và phân phối nước sau sự cố. Chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân lực chuyên môn thực hiện cấp nước an. Phối hợp Hội Cấp thoát nước Việt Nam xây dựng thí điểm sổ tay cấp nước an toàn theo mẫu mới cho Nhà máy nước Thủ Đức, trước khi nhân rộng cho các đơn vị trong toàn Tổng Công ty.

 

        Cùng với Kế hoạch Cấp nước an toàn, Tổng Công ty đã xây dựng và ban hành các bộ tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật, các chương trình mục tiêu như: Đề cương định hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ của Tổng Công ty đến năm 2025; Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn giai đoạn 2014 – 2025; Đề cương bảo vệ và ứng phó với những biến đổi về chất lượng nước nguồn của Hệ thống cấp nước TPHCM; Đúc kết kinh nghiệm khi áp dụng mô hình công nhân khu vực vào hoạt động giảm nước thất thoát thất thu tại SAWACO; Chỉ dẫn kỹ thuật thi công đường ống cấp nước; Sổ tay máy móc thiết bị chuyên ngành và Đề cương nghiên cứu giảm thất thoát nước hữu hình trên ống dịch vụ khách hàng (chuẩn bị ban hành), v.v.. Đây là những chương trình định hướng, những tài liệu kỹ thuật quan trọng mà việc triển khai áp dụng đồng thời với Kế hoạch Cấp nước an toàn sẽ từng bước nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống cấp nước, cũng như nâng cao chuyên môn và tay nghề của cán bộ, nhân viên Tổng Công ty.

 

        Thêm vào đó, theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được Thành phố phê duyệt, Tổng Công ty đang nỗ lực xây dựng hoàn thiện bộ máy tổ chức. Trong đó: Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Ngành nước đã được thành lập nhằm triển khai mạnh mẽ chiến lược về đào tạo, phát triển lực lượng chuyên môn cho Tổng Công ty và các đơn vị thành viên; Trung tâm Quản lý Chất lượng nước sẽ được thành lập (dự kiến năm 2014) nhằm nâng cao năng lực trong công tác quản lý, giám sát, dự báo chất lượng nước cho toàn hệ thống và đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ, tiến đến quản lý vận hành tổng thể hệ thống cấp nước hiệu quả theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa, Tổng Công ty sẽ phát triển Trung tâm vận hành Tổng thể hệ thống cấp nước TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2020. Đây là những giải pháp có tính chất quyết định, nhằm nâng cao vị thế của Tổng Công ty, thúc đẩy thực hiện thành công mục tiêu cung cấp nước sạch an toàn (ổn định, liên tục, đạt chất lượng) và hướng đến cung cấp nước uống trực tiếp tại vòi cho Hệ thống cấp nước Thành phố.

 

Nguyễn Tống Đăng Khoa